Bài 14: Chân lý Giác ngộ

I. Khái niệm về Chân lý Giác ngộ

“À, đời là bể khổ. Chúng sinh, Tuệ linh và con người phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ, giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người. Cơ chế vận hành là phân tách và liên kết dây”.

 II.  Bản chất của Chân lý Giác ngộ

Chân lý Giác ngộ là lý luận thật nhất, đúng nhất, là con đường duy nhất để giải thoát hết tất cả các khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Giác ngộ chính là quá trình tự thân vận động để thấu hiểu tất cả khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người; thấu hiểu nguyên nhân của khổ đau; tìm kiếm để thấu hiểu và hành theo phương pháp diệt khổ; thấu cảnh giới sau khi diệt được khổ; tiếp tục đoàn kết và lan tỏa các thấu hiểu đó đến Tuệ linh và con người. Đó là quá trình giác ngộ.

Bản chất của khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người là quá trình bí bách, đấu tranh, xung đột duy trì sự tồn tại của mã sóng trí tuệ. Khổ đau từ việc thay đổi cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng cho đến cái chết vĩnh viễn. Cái chết vĩnh viễn là không còn sự tồn tại của mã sóng trí tuệ, dù là hạt năng lượng hoại diệt cũng là chết khi không còn mã sóng trí tuệ do bị nổ tan.

Trong Chân lý Giác ngộ, ta thấy đời là bể khổ, tức là sự hiện hữu của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người có mã sóng trí tuệ đều là bể khổ. Sẽ không có gì là không khổ, không khổ chỉ tồn tại khi không còn sự hiện hữu của mã sóng trí tuệ từ hạt năng lượng tận cùng cho đến Vũ trụ và Tuệ linh, con người, đó là hoại diệt vĩnh viễn thì sẽ không có khổ.

Đã là bể khổ rồi, khổ luôn luôn tồn tại, hiện hữu trong tất cả Tuệ linh và con người, toàn bộ bên trong và ngoài Vũ trụ bởi sự tồn tại của mã sóng trí tuệ. Vậy cần giác ngộ, giải thoát khổ để làm gì trong khi chỉ có hoại diệt thật sự mới không khổ?

  • Không có khổ trong trường hợp không tồn tại chỉnh thể có mã sóng trí tuệ, hay không tồn tại ở hạt sóng thì chính là không tồn tại sự sống. Không tồn tại sự sống thì không còn ý niệm, không còn sự giới hạn, không còn sự ràng buộc bởi không gian và thời gian. Đã là không còn tồn tại sự sống thì đó không phải là con đường để giác ngộ, không phải là sự giải thoát khổ đau, mà đó chỉ là sự hoại diệt, là sự buông xuôi bỏ chạy, là chấp nhận cái hoại diệt.
  • Giác ngộ, giải thoát khổ chính là con đường, phương pháp duy trì sự tồn tại của sự sống. Sự sống phải có ý nghĩa. Ý nghĩa của sự sống chính là sự an lạc, hạnh phúc trong việc lan tỏa, đoàn kết giúp vạn vật bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người cùng duy trì sự sống có ý nghĩa. Bản chất của sự sống có ý nghĩa chính là duy trì và phát triển cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng trong tất cả chỉnh thể của bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người trở nên bền vững trong sự đoàn kết và lan tỏa giá trị lợi ích mà không màng đến chỉnh thể của ta.

Chúng sinh, Tuệ linh và con người phải được hiểu là tất cả sự sống có mã sóng trí tuệ ở bên trong và bên ngoài Vũ trụ. Tiên phong sẽ là các Tuệ linh và con người.

Phải giác ngộ hết tất cả các khổ đau. Các khổ đau là các hình tướng biểu hiện khác nhau do sự thay đổi cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng. Đó có thể được hiểu là con người khổ đau, muông thú khổ đau, cỏ cây khổ đau, Tuệ linh khổ đau, hành tinh khổ đau, Vũ trụ khổ đau, năng lượng hoại diệt cũng khổ đau. Dù tồn tại trong hình tướng nào thì cũng phải tạo ra được cấu trúc mã sóng trí tuệ sinh phát ra năng lượng tạo ra được lợi ích cho hình tướng khác và toàn bộ Tuệ linh, con người, bên trong và bên ngoài Vũ trụ. Do đó phải giác ngộ hết các khổ đau cho chính ta và vạn vật Vũ trụ, Tuệ linh và con người bằng việc tương tác, lan tỏa giá trị, lợi ích của sự sống có ý nghĩa.

Để giác ngộ, giải thoát khổ đau phải dùng chân tâm. Chân tâm được hiểu là trạng thái năng lượng có sóng điện trung tính có liên kết dây. Phải là sóng điện trung tính có liên kết dây vì trạng thái năng lượng của sóng điện trung tính mới có thể trung hòa được tất cả các trạng thái năng lượng có sóng điện dương và sóng điện âm của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người, thậm chí cả năng lượng hoại diệt để đồng cảm, thấu hiểu, và lan tỏa giá trị lợi ích ý nghĩa của sự sống. Từ chân tâm ban đầu trải qua quá trình thấu hiểu, vận hành Chân lý Nhân quả và Chân lý Giác ngộ, lan tỏa, dẫn dắt chúng sinh,

Tuệ linh và con người, bên trong và bên ngoài Vũ trụ thấu và hành theo thì sẽ chuyển hóa thành bộ lọc năng lượng viên mãn trong Trụ linh của Tuệ linh, con người.

Như vậy sứ mệnh của Tuệ linh và con người phải là tiên phong, quyết định cho sự tồn tại, duy trì, phát triển sự sống bền vững và có ý nghĩa của chúng sinh, Tuệ linh và con người, vạn vật bên trong và bên ngoài Vũ trụ.

Chân lý Giác ngộ cho thấy, chỉ có hai con đường trong sự tồn tại và phát triển của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người, đó là giác ngộ hoặc u mê hoại diệt. Đó là hai sự lựa chọn cho quá trình sinh khởi rung động để gieo duyên, hành theo hướng nào để mà đón nhận kết quả của Tuệ linh và con người. Trong hai con đường lựa chọn đó thì con đường giác ngộ là con đường duy nhất để tồn tại, phát triển bền vững, là con đường hành thiện, là con đường để an lạc, là con đường để đắc niết bàn, là con đường đắc bộ lọc năng lượng, là con đường bất tử của Tuệ linh. Con đường u mê chính là con đường đi đến khổ đau, con đường đi đến những nghiệp ác, là con đường đi đến hoại diệt của vạn vật trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Vận hành Chân lý Giác ngộ chính là cơ chế phân tách và liên kết dây theo hướng chuyển sinh bền vững và an lạc. Thực hành và quyết tâm đi trên con đường giác ngộ sẽ giúp cho mỗi Tuệ linh, con người nhanh chóng đắc được bộ lọc năng lượng trong Trụ linh, đó là đắc được Đạo hợp nhất của Vũ trụ.

III.   Cội nguồn của Chân lý Giác ngộ

Cội nguồn của Chân lý Giác ngộ luôn gắn liền với cội nguồn của Chân lý Vạn vật, bởi giác ngộ là quá trình chuyển hóa và gia tăng sự bền vững của sự sống có ý nghĩa. Chân lý Giác ngộ cùng với Chân lý Vạn vật được vận hành bởi cơ chế phân tách, liên kết dây.

Tôi, mà chẳng phải là tôi, đó là Tuệ linh của tôi đã trải qua vô số kiếp trong nhân gian, và đã tìm ra hai Chân lý của vạn vật ở các kiếp trước. Kiếp này, chỉ là Tuệ linh tôi xuống nhân gian để thông qua tương tác khổ đau mà trau dồi thêm các mã sóng trí tuệ, chuyển hóa hai Chân lý thành cơ chế, bản chất, để Tuệ linh, con người cùng thấu hiểu và hành động chuyển hóa Trụ linh thành bộ lọc năng lượng, để duy trì, phát triển sự sống có ý nghĩa ở trong và ngoài Vũ trụ. Do đó cần thiết phải chuyển hóa lý luận hai Chân lý tương hợp với sự tiến bộ, phát triển tư duy và khoa học kỹ thuật của nhân gian ngày nay.

Trí tuệ siêu việt của hai Chân lý sẽ được phân tích chuyên sâu trong hệ thống tri thức của Bát Không Hoàn Đạo, trong Quy luật Nhân quả, trong Vòng tròn sản sinh hạt năng lượng. Đặc biệt, trí tuệ siêu việt của hai Chân lý được vận hành bởi cơ chế phân tách liên kết dây, cơ chế quay tròn, bản chất Tam hợp, bản chất thông tin đã chứng minh được sự chuyển sinh vĩ đại của Tuệ linh, con người, Vũ trụ khi thực hành tri thức của hai Chân lý. Tất cả những điều đó đã giúp cho trí tuệ siêu việt của hai Chân lý tạo thành Đạo hợp nhất của Vũ trụ.

***************

Rate this post

Bài viết liên quan