Bài 2: Bản chất của Quy luật Nhân quả

Bản chất của Quy luật Nhân quả chính là bản chất của Chân lý Vạn vật, Chân lý Giác ngộ và mối quan hệ hợp nhất giữa hai Chân lý trong Quy luật Nhân quả.

Tại sao bản chất của Quy luật Nhân quả lại chính là bản chất của Chân lý Vạn vật? – Vì Chân lý Vạn vật là truy tìm “Duyên trong Duyên”, tức là truy tìm cội nguồn của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người; bởi vì Chân lý Vạn vật là truy tìm “Duyên ngoại Duyên”, tức là thấu hiểu tương lai của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người. Duyên trong Duyên và Duyên ngoại Duyên chính là chữ Duyên. Duyên sinh khởi gieo duyên là Nhân, kết quả của quá trình hành động sau khi gieo duyên cũng là Duyên. Đó là truy tìm bản chất, cội nguồn của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người. Chính vì vậy, bản chất của Chân lý Vạn vật chính là bản chất của Quy luật Nhân quả, bởi cả hai đều do cơ chế “Phân tách, liên kết dây” của hạt năng lượng vận hành.

Tại sao bản chất của Quy luật Nhân quả lại chính là bản chất của Chân lý Giác ngộ? – Vì Chân lý Giác ngộ là con đường nhận diện được u mê hoại diệt và giác ngộ giải thoát của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người. U mê hoại diệt và giác ngộ giải thoát là hai thái cực tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hoại diệt và an lạc của niết bàn, tượng trưng cho ác báo và phước báo, tượng trưng cho thất bại và thành tựu. Sự giác ngộ hay không giác ngộ của Tuệ linh và con người sẽ cho ta thấy Duyên (chỉnh thể, giả tướng) đó đã đi về hướng giác ngộ hay hướng u mê hoại diệt. Bản chất này giống với bản chất của Quy luật Nhân quả là việc sinh khởi gieo duyên, hành động sẽ cho đến kết quả là thành tựu hay thất bại, tốt hay xấu, được hay mất… Chính vì vậy, bản chất của Quy luật Nhân quả chính là bản chất của Chân lý Giác ngộ. Nói cách khác, bản chất Chân lý Giác ngộ chính là bản chất của Quy luật Nhân quả, bởi cả hai đều do cơ chế “Phân tách, liên kết dây” của hạt năng lượng vận hành.

Có thể nói, Quy luật Nhân quả chính là tinh hoa, là kết tinh của Chân lý Vạn vật và Chân lý Giác ngộ, hai Chân lý này biện chứng với nhau tạo ra tinh hoa của Quy luật Nhân quả. Tinh hoa của Quy luật Nhân quả được cơ chế “Phân tách, liên kết dây” của hạt năng lượng vận hành.

I.   Bản chất của Chân lý Vạn vật

Chân lý Vạn vật là: “Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ không tự nó sinh ra, không tự nó mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên và nghiệp, hay còn gọi là nhân và quả. Cơ chế vận hành là phân tách và liên kết dây của hạt năng lượng tận cùng”.

Trước tiên, ta phải hiểu bản chất của Chân lý: Chân lý chính là lý luận gốc nhất, lý luận chân thật nhất, là sự thật không thể sai.

Vạn vật bên trong và bên ngoài Vũ trụ: đó là từ các yếu tố cấu tạo thành hạt năng lượng tận cùng (hạt sóng, hạt năng lượng tận cùng, các cấu trúc lớn hơn hạt năng lượng tận cùng, môi trường sóng điện, sự vận động và tương tác) cho đến sự hiện hữu của tất cả vật chất bao trùm trong và ngoài Vũ trụ; đó là nhóm vật chất cội nguồn, nhóm vật chất hoại diệt, nhóm vật chất giản đơn, nhóm vật chất phức tạp, nhóm siêu vật chất.

Chân lý Vạn vật còn được gọi là Chân lý Nhân quả. Chân lý Vạn vật chính là lý luận gốc nhất, thật nhất, đúng nhất của tất cả vạn vật bao trùm bên trong và bên ngoài Vũ trụ, tức là không có đơn vị vật chất nào dù bên trong hay bên ngoài Vũ trụ nằm ngoài Chân lý Vạn vật, tất cả đều nằm trong Chân lý Vạn vật. Hay có thể nói, Chân lý Vạn vật nằm trong chính mỗi đơn vị vật chất của tất cả vạn vật, trong mỗi sự việc của tất cả sự việc, trong mỗi hiện tượng của tất cả hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ.

Chân lý Vạn vật là của vạn vật chứ không phải của một ai hay của tôn giáo nào, cũng như của kinh kệ nào. Chân lý Vạn vật là cái có sẵn, là cơ chế, bản chất vận hành của vạn vật bên trong và bên ngoài Vũ trụ. Do đó, chỉ có Tuệ linh hay con người thấu hiểu cơ chế, bản chất vận hành trong vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ mà phân tách, liên kết, tổng hợp thành Chân lý. Chân lý luôn luôn phải đúng khi áp dụng và kiểm chứng với mỗi vật trong vạn vật, với mỗi sự việc trong tất cả sự việc, với mỗi hiện tượng trong tất cả hiện tượng của bên trong và bên ngoài Vũ trụ.

Chân lý Vạn vật cho thấy tất cả vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ đều không tự nó sinh ra, mà là do cơ chế phân tách, liên kết dây để sinh ra vạn vật, sự việc, hiện tượng mới. Phải có điều kiện môi trường cho quá trình phân tách, liên kết để sinh ra vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ. Đó là điều kiện môi trường có sự tương tác giữa các chỉnh thể, có áp lực, sức nén của năng lượng từ các chỉnh thể, có sự truyền dẫn dinh dưỡng (năng lượng) vào chỉnh thể, có liên kết dây giữa các chỉnh thể bằng sợi mã sóng trí tuệ, phải có môi trường sinh nhiệt (sóng điện âm hay dương hay trung tính có liên kết dây). Như vậy, vạn vật, sự việc, hiện tượng không tự nó sinh ra, mà phải có cơ chế phân tách, liên kết dây và điều kiện môi trường tương tác giữa các chỉnh thể.

Vạn vật, sự việc, hiện tượng cũng không tự nó mất đi. Sự mất đi cần phải được hiểu là từ sự chuyển hóa từ hình tướng này sang hình tướng khác (chuyển hóa này không gọi là chết, vì nó vẫn còn mã sóng trí tuệ trong chỉnh thể) cho đến cái chết vĩnh viễn của chỉnh thể là không còn mã sóng trí tuệ trong hạt năng lượng. Chỉnh thể mất đi là do quá trình đứt liên kết dây và phân rã của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong quá trình tương tác. Vạn vật, sự việc, hiện tượng chỉ hoại diệt (chết vĩnh viễn) khi bị số lượng hạt năng lượng hoại diệt xâm nhập gây nổ hủy diệt hoàn toàn và không còn mã sóng trí tuệ. Vạn vật, sự việc, hiện tượng, chuyển hóa hình tướng mà vẫn còn mã sóng trí tuệ thì chưa được gọi là cái chết.

Bản chất về khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người là quá trình bí bách, đấu tranh, xung đột duy trì sự tồn tại của mã sóng trí tuệ. Khổ đau từ việc thay đổi cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng cho đến cái chết vĩnh viễn. Cái chết vĩnh viễn là không còn sự tồn tại của mã sóng trí tuệ, dù là hạt năng lượng hoại diệt cũng là chết khi không còn mã sóng trí tuệ do bị nổ tan.

Khổ đau đến là do thực hành cơ chế phân tách và liên kết theo hướng phân rã hoại diệt. Khổ đau đi là do thực hành cơ chế phân tách và liên kết theo hướng chuyển sinh bền vững của Tuệ linh, con người, vạn vật trong và ngoài Vũ trụ.

Bản chất của Duyên – Nghiệp, Nhân – Quả hay bản chất chung của Chân lý Vạn vật được kết tinh gọn thành một chữ, đó là chữ “Duyên”. Cơ chế vận hành chữ Duyên (Chân lý Vạn vật) chính là cơ chế phân tách, liên kết dây. Duyên có Duyên trong Duyên, Duyên ngoại Duyên.

1.   Duyên là gì?

Duyên chính là sự hợp mà thành.

Duyên là quá trình hợp nhất của các yếu tố để cấu tạo thành chỉnh thể từ hạt năng lượng tận cùng cho đến vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Sự hợp chính là bản chất Tam hợp và cơ chế phân tách, liên kết dây. Hợp chính là khả năng liên kết dây giữa các chỉnh thể có cùng sóng điện (sóng điện âm với sóng điện âm, sóng điện dương với sóng điện dương, sóng điện trung tính với sóng điện trung tính) và không cùng sóng điện (sóng điện âm với sóng điện dương, sóng điện âm với sóng điện trung tính, sóng điện dương với sóng điện trung tính). Hợp còn là sự cấu tạo thành hạt năng lượng hoại diệt, dù hạt năng lượng hoại diệt không có liên kết dây để cấu tạo thành vật chất lớn hơn, nhưng có cơ chế phân tách và được vận hành bởi sóng rung và chỉnh thể hạt năng lượng hoại diệt cũng là sự hợp bởi 3 yếu tố mà cấu tạo thành nó. Như vậy, hợp chính là bản chất Tam hợp và cơ chế phân tách, liên kết dây.

2.   Duyên trong Duyên

Duyên trong Duyên là việc ta biết vạn vật ở hiện tại, chỉnh thể hiện tại, sự việc hiện tại, hiện tượng hiện tại, con người hiện tại, bên trong và bên ngoài Vũ trụ hiện tại. Khi biết cái hiện tại rồi, ta sẽ đi tìm cái ở quá khứ, đó là những cái gì đã cấu tạo thành cái hiện tại. Ta lại tiếp tục truy tìm những cái ở quá khứ của quá khứ cho đến tận cùng. Để tìm được Duyên trong Duyên thì trước tiên ta phải thấu hiểu bản chất của cái hiện tại, bản chất hiện tại sẽ biểu hiện ra các hiện tượng, thấu hiểu các hiện tượng cũng chính là thấu hiểu bản chất hiện tại. Tiếp đến là ta phải thấu hiểu cơ chế phân tách liên kết dây, cơ chế Quay tròn, bản chất Tam hợp và nếu có khả năng thiền định nữa thì sẽ khám phá và thấu hiểu thế giới quan Vũ trụ, Tuệ linh, con người từ tận cùng sự hình thành cho đến nay.

Ví dụ: Ta thấy ta, ta chính là một người, ta là hiện tại. Ta sẽ tìm hiểu cái gì sinh ra ta, ta tìm hiểu và ta biết là cha mẹ ta sinh ra ta, ta tìm hiểu cha mẹ sinh ra ta như thế nào và ta biết được điều đó. Ta lại tìm hiểu ta là ai? Tâm ta như thế nào? Kiếp trước ta là ai? Muốn biết được thì ta phải thấu hiểu bản chất của ta thông qua những biểu hiện và hành động hiện tại để thấy tâm ta, ta phải thấu hiểu cơ chế phân tách liên kết dây, thiền quán được thì ta sẽ thấu hiểu ta là ai, kiếp trước ta là ai. Cứ áp dụng phân tích chữ Duyên bằng cơ chế phân tách liên kết dây, cơ chế Quay tròn, bản chất Tam hợp, ta sẽ thấu hiểu Duyên trong Duyên của ta. Đó chính là thấu hiểu cái hiện tại để biết cái quá khứ của cái hiện tại.

Tất cả vạn vật, sự việc, hiện tượng, cần thông qua cơ chế phân tách liên kết dây, bản chất Tam hợp, cơ chế Quay tròn sẽ thấu hiểu được tận cùng về quá khứ.

3.   Duyên ngoại Duyên

Duyên ngoại Duyên là việc ta biết, thấu hiểu bản chất thông qua hiện tượng được biểu hiện ra và quá trình đang hành động tương tác của vạn vật, sự việc, hiện tượng, Tuệ linh và con người, trong và ngoài Vũ trụ tại hiện tại; khi ta thấu hiểu cái hiện tại thì ta sẽ thấy cái tương lai, đó là biết cái Duyên tương lai của cái Duyên hiện tại. Cái Duyên chính là chỉnh thể của vạn vật, sự việc, hiện tượng. Cái Duyên tương lai là cái hình tướng mới, chỉnh thể mới, vạn vật mới, hiện tượng mới, sự việc mới thông qua cơ chế phân tách liên kết dây, Tam hợp, Quay tròn.

Như vậy, bản chất của Chân lý Vạn vật là đi truy tìm quá khứ và tương lai của vạn vật, sự việc, hiện tượng thông qua việc giải mã cơ chế vận hành của nó. Đó là dùng cơ chế “Phân tách, liên kết dây”, bản chất Tam hợp, cơ chế Quay tròn để giải mã tận cùng vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, từ hiện tại về tới quá khứ và cho đến tương lai. Đây chính là giác ngộ về vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Vận hành Chân lý Vạn vật chính là cơ chế Phân tách và liên kết dây. Trong cơ chế Phân tách và liên kết dây của Chân lý Vạn vật có hai con đường chuyển sinh: đó là chuyển sinh theo hướng phân rã hoại diệt và chuyển sinh theo hướng bền vững an lạc.

II.  Bản chất của Chân lý Giác ngộ

Chân lý Giác ngộ là: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh, Tuệ linh và con người phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ, giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người. Cơ chế vận hành là phân tách và liên kết dây”.

Chân lý Giác ngộ là lý luận thật nhất, đúng nhất, là con đường duy nhất để giải thoát hết tất cả các khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Giác ngộ chính là quá trình tự thân vận động để thấu hiểu tất cả khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người; thấu hiểu nguyên nhân của khổ đau; tìm kiếm để thấu hiểu và hành theo phương pháp diệt khổ; thấu cảnh giới sau khi diệt được khổ; tiếp tục đoàn kết và lan tỏa các thấu hiểu đó đến Tuệ linh và con người. Đó là quá trình giác ngộ.

Bản chất của khổ đau của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người là quá trình bí bách, đấu tranh, xung đột duy trì sự tồn tại của mã sóng trí tuệ. Khổ đau từ việc thay đổi cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng cho đến cái chết vĩnh viễn. Cái chết vĩnh viễn là không còn sự tồn tại của mã sóng trí tuệ, dù là hạt năng lượng hoại diệt cũng là chết khi không còn mã sóng trí tuệ do bị nổ tan.

Trong Chân lý Giác ngộ, ta thấy đời là bể khổ, tức là sự hiện hữu của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người có mã sóng trí tuệ đều là bể khổ. Sẽ không có gì là không khổ, không khổ chỉ tồn tại khi không còn sự hiện hữu của mã sóng trí tuệ từ hạt năng lượng tận cùng cho đến Vũ trụ và Tuệ linh, con người, đó là hoại diệt vĩnh viễn thì sẽ không có khổ.

Đã là bể khổ rồi, khổ luôn luôn tồn tại, hiện hữu trong tất cả Tuệ linh và con người, toàn bộ bên trong và ngoài Vũ trụ bởi sự tồn tại của mã sóng trí tuệ. Vậy cần giác ngộ, giải thoát khổ để làm gì trong khi chỉ có hoại diệt thật sự mới không khổ?

  • Không có khổ trong trường hợp không tồn tại chỉnh thể có mã sóng trí tuệ, hay không tồn tại ở hạt sóng thì chính là không tồn tại sự sống. Không tồn tại sự sống thì không còn ý niệm, không còn sự giới hạn, không còn sự ràng buộc bởi không gian và thời gian. Đã là không còn tồn tại sự sống thì đó không phải là con đường để giác ngộ, không phải là sự giải thoát khổ đau, mà đó chỉ là sự hoại diệt, là sự buông xuôi bỏ chạy, là chấp nhận cái hoại diệt.
  • Giác ngộ, giải thoát khổ chính là con đường, phương pháp duy trì sự tồn tại của sự sống. Sự sống phải có ý nghĩa. Ý nghĩa của sự sống chính là sự an lạc, hạnh phúc trong việc lan tỏa, đoàn kết giúp vạn vật bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người cùng duy trì sự sống có ý nghĩa. Bản chất của sự sống có ý nghĩa chính là duy trì và phát triển cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng trong tất cả chỉnh thể của bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người trở nên bền vững trong sự đoàn kết và lan tỏa giá trị lợi ích mà không màng đến chỉnh thể của ta.

Chúng sinh, Tuệ linh và con người phải được hiểu là tất cả sự sống có mã sóng trí tuệ ở bên trong và bên ngoài Vũ trụ. Tiên phong sẽ là các Tuệ linh và con người.

Phải giác ngộ hết tất cả các khổ đau. Các khổ đau là các hình tướng biểu hiện khác nhau do sự thay đổi cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng. Đó có thể được hiểu là con người khổ đau, muông thú khổ đau, cỏ cây khổ đau, Tuệ linh khổ đau, hành tinh khổ đau, Vũ trụ khổ đau, năng lượng hoại diệt cũng khổ đau. Dù tồn tại trong hình tướng nào thì cũng phải tạo ra được cấu trúc mã sóng trí tuệ sinh phát ra năng lượng tạo ra được lợi ích cho hình tướng khác và toàn bộ Tuệ linh, con người, bên trong và bên ngoài Vũ trụ. Do đó phải giác ngộ hết các khổ đau cho chính ta và vạn vật Vũ trụ, Tuệ linh và con người bằng việc tương tác, lan tỏa giá trị, lợi ích của sự sống có ý nghĩa.

Để giác ngộ, giải thoát khổ đau phải dùng chân tâm. Chân tâm được hiểu là trạng thái năng lượng có sóng điện trung tính có liên kết dây. Phải là sóng điện trung tính có liên kết dây vì trạng thái năng lượng của sóng điện trung tính mới có thể trung hòa được tất cả các trạng thái năng lượng có sóng điện dương và sóng điện âm của vạn vật, sự việc, hiện tượng bên trong và bên ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người, thậm chí cả năng lượng hoại diệt để đồng cảm, thấu hiểu, và lan tỏa giá trị lợi ích ý nghĩa của sự sống. Từ chân tâm ban đầu trải qua quá trình thấu hiểu, vận hành Chân lý Nhân quả và Chân lý Giác ngộ, lan tỏa, dẫn dắt chúng sinh, Tuệ linh và con người, bên trong và bên ngoài Vũ trụ thấu và hành theo thì sẽ chuyển hóa thành bộ lọc năng lượng viên mãn trong Trụ linh của Tuệ linh, con người.

Như vậy sứ mệnh của Tuệ linh và con người phải là tiên phong, quyết định cho sự tồn tại, duy trì, phát triển sự sống bền vững và có ý nghĩa của chúng sinh, Tuệ linh và con người, vạn vật bên trong và bên ngoài Vũ trụ.

Chân lý Giác ngộ cho thấy, chỉ có hai con đường trong sự tồn tại và phát triển của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người, đó là giác ngộ hoặc u mê hoại diệt. Đó là hai sự lựa chọn cho quá trình sinh khởi rung động để gieo duyên, hành theo hướng nào để mà đón nhận kết quả của Tuệ linh và con người. Trong hai con đường lựa chọn đó thì con đường giác ngộ là con đường duy nhất để tồn tại, phát triển bền vững, là con đường hành thiện, là con đường để an lạc, là con đường để đắc niết bàn, là con đường đắc bộ lọc năng lượng, là con đường bất tử của Tuệ linh. Con đường u mê chính là con đường đi đến khổ đau, con đường đi đến những nghiệp ác, là con đường đi đến hoại diệt của vạn vật trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Vận hành Chân lý Giác ngộ chính là cơ chế Phân tách và liên kết dây theo hướng chuyển sinh bền vững và an lạc. Thực hành và quyết tâm đi trên con đường giác ngộ sẽ giúp cho mỗi Tuệ linh, con người nhanh chóng đắc được bộ lọc năng lượng trong Trụ linh, đó là đắc được Đạo hợp nhất của Vũ trụ.

III.   Sự hợp nhất giữa hai Chân lý trong Quy luật

Nhân quả

Để thấy được sự hợp nhất giữa hai Chân lý trong Quy luật Nhân quả, ta phải hiểu được kết tinh của Quy luật Nhân quả trong cả hai Chân lý, đó là:

  • Kết tinh của Quy luật Nhân quả trong Chân lý Vạn vật: đó là giác ngộ về vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người; đó là giác ngộ về cội nguồn, bản chất của quá trình sinh khởi rung động, gieo duyên, hành động và kết quả của các giả tướng (vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người) khi tương tác với nhau.
  • Kết tinh của Quy luật Nhân quả trong Chân lý Giác ngộ: đó là cho thấy chỉ có hai con đường trong sự tồn tại và phát triển của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người; đó là giác ngộ hoặc u mê hoại diệt; đó là hai sự lựa chọn cho quá trình sinh khởi rung động để gieo duyên, hành theo hướng nào để mà đón nhận kết quả. Trong hai con đường lựa chọn, con đường giác ngộ là con đường duy nhất để tồn tại, là phát triển bền vững, là con đường hành thiện, là con đường để an lạc, là con đường để đắc niết bàn, là con đường đắc bộ lọc năng lượng, là con đường bất tử của Tuệ linh. Con đường u mê chính là con đường đi đến khổ đau, con đường đi đến những nghiệp ác, là con đường đi đến hoại diệt của vạn vật trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Từ kết tinh của Quy luật Nhân quả trong hai Chân lý, ta thấy Chân lý Giác ngộ luôn luôn tồn tại trong chính Chân lý Vạn vật, đồng thời Chân lý Vạn vật luôn luôn tồn tại trong chính Chân lý Giác ngộ. Hai Chân lý luôn tồn tại, hợp nhất trong nhau mà không thể tách rời trong từng quá trình cho đến toàn bộ quá trình của Quy luật Nhân quả. Hai Chân lý đã tạo thành sự hợp nhất, thống nhất vĩ đại của trong Quy luật Nhân quả.

Quy luật Nhân quả thể hiện sự hợp nhất của hai Chân lý như sau:

1.   Giai đoạn sinh khởi rung động

Giai đoạn sinh khởi rung động chính là giai đoạn tạo ra “Nhân” cho Quy luật Nhân quả.

Giai đoạn sinh khởi rung động là quá trình sinh khởi rung động của các giả tướng. Các giả tướng bao gồm từ hạt năng lượng tận cùng cho đến vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người. Sự rung động được hình thành khi các giả tướng tương tác với nhau. Sự tương tác của các giả tướng ở giai đoạn rung động mới chỉ là nhìn thấy, nghe thấy, bắt được tín hiệu. Sau khi các giả tướng tương tác với nhau trong khoảng thời gian và không gian nhất định, trí tuệ của các giả tướng bắt đầu rung động. Quá trình rung động cũng chính là quá trình nội hành (đấu tranh, xung đột giữa trí tuệ và Tâm) của nội tại chỉnh thể giả tướng để giải mã các giả tướng. Quá trình đấu tranh giữa trí tuệ và Tâm sẽ kết thúc thành sự sinh khởi để dẫn đến hành động. Sự sinh khởi chính là hệ tư tưởng đã được tạo ra bởi quá trình đấu tranh giữa trí tuệ và Tâm.

Sự hợp nhất của hai Chân lý trong giai đoạn sinh khởi rung động của Quy luật Nhân quả như sau:

  • Chân lý Vạn vật ở giai đoạn này chính là các giả tướng tương tác với nhau, là bản chất của từng giả tướng được biểu hiện trong quá trình tương tác, là quá trình rung động bởi trí tuệ của các giả tướng tương tác với nhau, là hệ tư tưởng được hình thành. Quá trình tương tác sinh khởi rung động này đã khiến các giả tưởng nhận biết, thấu hiểu về nhau.
  • Chân lý Giác ngộ ở giai đoạn này chính là khi các chỉnh thể giả tướng bắt đầu tương tác và có sự rung động bởi đang giải mã về nhau thì cũng là lúc bắt đầu hình thành hai hướng trong giác ngộ, đó là theo chiều hướng tích cực (giác ngộ) là mang lại lợi ích phát triển bền vững cho vạn vật, Tuệ linh, con người; hoặc là theo chiều hướng u mê phá huỷ sự phát triển bền vững của vạn vật, Tuệ linh, con người. Khi hệ tư tưởng được đưa ra thì chính là đã lựa chọn được hướng giác ngộ hay u mê trong mối quan hệ tương tác sinh khởi rung động của các giả tướng.

Sự hiện hữu, bản chất, sự rung động của các giả tướng chính là Chân lý Vạn vật. Hệ tư tưởng và quyết định được đưa ra là u mê hay giác ngộ chính là Chân lý Giác ngộ. Vì vậy, trong giai đoạn này đã là sự hợp nhất của hai Chân lý. Nếu không có sự hợp nhất của hai Chân lý thì sẽ không thể hoàn thành quá trình sinh khởi rung động của các giả tướng.

2.   Giai đoạn gieo duyên

Gieo duyên trong Quy luật Nhân quả chính là “Gieo nhân” để tạo ra các Tướng mới, pháp mới, Duyên mới, chỉnh thể mới, giả tướng mới.

Gieo duyên tức là ngoại hành của các chỉnh thể với nhau. Nó biểu hiện qua hành động của giả tướng để đạt được mục đích của hệ tư tưởng đã sinh khởi của các chỉnh thể. Gieo duyên chính là sự hợp lại của các giả tướng: đó là hợp lại của vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người thông qua ngoại hành.

Sự hợp nhất của hai Chân lý trong giai đoạn gieo duyên của Quy luật Nhân quả như sau:

  • Chân lý Vạn vật ở giai đoạn này chính là việc gieo ra, tức là hành động để thể hiện việc muốn đạt được mục đích của hệ tư tưởng đã được sinh ra ở giai đoạn sinh khởi rung động.
  • Chân lý Giác ngộ trong giai đoạn này chính là hành động giác ngộ hay hành động u mê. Nếu hành động giác ngộ thì đó là hành động vì lợi ích của vạn vật, Tuệ linh, con người mà không ích kỷ về mình. Nếu hành động u mê thì đó là vì ích kỷ của mình mà gây tổn hại tới vạn vật, Tuệ linh và con người.

Như vậy, hai Chân lý trong giai đoạn gieo duyên hợp nhất với nhau trong hành trình của Quy luật Nhân quả. Hành động là Chân lý Vạn vật, hành động theo hướng u mê hay giác ngộ là Chân lý Giác ngộ.

3.   Giai đoạn hành động

Hành động trong Quy luật Nhân quả chính là quá trình chăm sóc, phát triển Duyên (Nhân) đã được gieo ra.

Giai đoạn hành động là quá trình hành động sau khi đã gieo duyên hợp lại giữa các giả tướng (chỉnh thể). Đó là những hành động, là chuỗi hành động liên tiếp hay gián đoạn để đạt được mục đích từ khi sinh khởi sóng rung động của chỉnh thể.

Sự hợp nhất của hai Chân lý trong giai đoạn hành động của Quy luật Nhân quả như sau:

  • Chân lý Vạn vật trong giai đoạn này chính là những hành động đơn lẻ hoặc chuỗi hành động liên tục của chỉnh thể giả tướng sau khi đã gieo duyên.
  • Chân lý Giác ngộ trong giai đoạn này chính là hành động giác ngộ hay hành động u mê trong những hành động đơn lẻ hay trong những chuỗi hành động liên tục của các chỉnh thể giả tướng sau khi đã gieo duyên.

Như vậy, giai đoạn hành động của Quy luật Nhân quả vẫn là sự hợp nhất của hai Chân lý. Những hành động là Chân lý Vạn vật, hành động u mê hay hành động giác ngộ là Chân lý Giác ngộ.

4.   Giai đoạn kết quả

Quả hay còn gọi là kết quả trong Quy luật Nhân quả, chính là giai đoạn kết thúc cho một quy trình của Quy luật Nhân quả.

Quả là kết quả cho quá trình sinh khởi, gieo duyên và hành động. Kết quả chính là phản ánh, phản chiếu cho quá trình sinh khởi gieo duyên và hành động. Kết quả cũng là giả tướng, là hình tướng, là pháp, là Duyên mới của cơ chế phân tách liên kết dây.

Sự hợp nhất của hai Chân lý trong giai đoạn kết quả (kết thúc) của Quy luật Nhân quả như sau:

  • Chân lý Vạn vật trong giai đoạn này chính là kết quả của cả quá trình sinh khởi, gieo duyên, hành động. Kết quả chính là pháp, Tướng, Duyên, giả tướng, chỉnh thể.
  • Chân lý Giác ngộ trong giai đoạn này chính là kết quả của giác ngộ hay kết quả của u mê. Kết quả chính là Tướng, pháp, Duyên, giả tướng, chỉnh thể u mê hay giác ngộ.

Như vậy, giai đoạn kết quả của Quy luật Nhân quả cũng là sự hợp nhất không thể tách rời của Chân lý Vạn vật và Chân lý Giác ngộ.

Tất cả các giai đoạn trong quy trình của Quy luật Nhân quả đều có sự hợp nhất, thống nhất của cả hai Chân lý. Điều dễ dàng nhận thấy là: Chân lý Vạn vật cho ta thấy cội nguồn, bản chất, biểu hiện của quá trình rung động, quá trình gieo duyên, quá trình hành động, quá trình tạo ra kết quả của các giả tướng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người; Chân lý Giác ngộ cho ta thấy các quá trình sinh khởi, gieo duyên, hành động, kết quả của các giả tướng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người theo hướng giác ngộ hay u mê hoại diệt. Điều này cho thấy, hai Chân lý là một Quy luật Nhân quả, một Quy luật Nhân quả là hai Chân lý.

IV.    Quy luật Nhân quả là hành trình vòng tròn bất tận và là sự phản chiếu giữa gieo nhân và nhận kết quả

Một quy trình của Quy luật Nhân quả được bắt đầu bởi sự tương tác của các chỉnh thể cho đến sinh khởi rung động để gieo duyên, tiếp đến là hành động để đạt được kết quả. Kết quả của quy trình Quy luật Nhân quả sẽ lại là Duyên mới (giả tướng mới) để tiếp tục một quy trình Quy luật Nhân quả tiếp theo. Mỗi một quy trình Quy luật Nhân quả kết thúc chính là sự khởi đầu cho quy trình mới của Quy luật Nhân quả. Như vậy, Quy luật Nhân quả là hành trình chạy trên vòng tròn bất tận, không có điểm dừng của từ hạt năng lượng tận cùng cho đến vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài Vũ trụ, Tuệ linh và con người.

Quy luật Nhân quả là những hành trình vòng tròn bất tận. Chính vì điều này, khi ta nhìn chỉnh thể giả tướng hiện tại thì ta sẽ hiểu được giả tướng đó được hình thành từ những Duyên và hành động nào trong quá khứ. Khi ta thấy các giả tướng đang tương tác bởi duyên được gieo và những hành động chăm sóc thì ta sẽ biết được thành quả trong tương lai của nó. Có thể nói, Quả là kết quả phản chiếu cho quá trình gieo duyên và hành động trong quá khứ; gieo duyên (nhân) và hành động ở hiện tại là tạo ra kết quả (Quả) trong tương lai. Đây chính là mối quan hệ biện chứng cho Quy luật Nhân quả. Sự phản ánh giữa gieo duyên và nhận kết quả phải dựa vào Chân lý Giác ngộ trong quy trình Nhân quả, đó là: nếu sinh khởi gieo duyên, hành động bằng giác ngộ thì sẽ đón nhận được kết quả là giác ngộ; nếu sinh khởi gieo duyên, hành động bằng u mê thì sẽ đón nhận được kết quả là u mê.

Những quy trình của Quy luật Nhân quả có đơn vị thời gian khác nhau, nó không giống nhau. Có thể là đơn vị đo lường thời gian bởi phút, giờ, ngày, tháng, năm; dài hơn sẽ là cả một kiếp người; dài hơn nữa sẽ là nhiều kiếp người; thậm chí là cả nhiều cho đến vô tận vòng quay của cả Vũ trụ. Chính vì một quy trình của Quy luật Nhân quả kéo dài có khi là nhiều kiếp người, mà con người chúng ta lại bị chi phối bởi trí tuệ u mê, không thấu hiểu bản chất Tam hợp nhân, không biết những Duyên và hành động ở kiếp quá khứ, nên khi nhận thành quả ở hiện kiếp sẽ không tin đó là Nhân quả. Tuy nhiên, việc tin hay không tin Nhân quả thì nó vẫn là quy luật của vạn vật trong và ngoài Vũ trụ, nó vẫn vận hành bởi cơ chế kỳ diệu của nó mà không phụ thuộc vào niềm tin hay ý chí chủ quan của con người áp đặt cho nó.

***************

Rate this post

Bài viết liên quan