Đạo Đức là gì ?

Mặc dù ta được học đạo đức từ cấp Tiểu học. Điều này cũng là rất bình thường bởi hiểu đúng thế nào là đạo đức là vấn đề không đơn giản. Trước hết Đạo đức có thể hiểu là tập hợp các giá trị chuẩn mực về ứng xử của con người trong xã hội, trong môi trường sống, môi trường làm việc; hướng con người đạt tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Chân ở đây là chân chính, chân thật, trong trắng hay giá trị cốt lõi của chân tâm. Thiện chính là từ bi hay yêu thương. Yêu thương không chỉ dành cho người thân, mà yêu thương tất cả muôn loài. Mỹ là những giá trị cao đẹp nhất, tức là đạt đến sự hoàn hảo. Như vậy người có đạo đức, tức là người đạt đến đỉnh cao của các giá trị xã hội: Chân, Thiện, Mỹ. Như vậy ta đã thấy ngay tại sao tìm được một người có đạo đức thực sự là vô cùng khó khăn. Đạo đức còn thể hiện ở việc thực hiện trọn 4 hình tướng của chữ ĐẠO: Đạo Đời, Đạo Lễ, Đạo Đường, và Đạo Đế Vương. Người có đạo đức trước hết là người chăm chỉ lao động, chăm chỉ học hành, biết hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích cộng đồng, vì lợi ích của đấ nước và nhân loại, sống khiêm tốn, giản dị; biết yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác vượt qua khổ đau trong cuộc sống, không vì mục đích cá nhân; biết tri ân bố mẹ, ông bà, tổ tiên; biết tri ân đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng và xây dựng dất nước; biết thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước; biết giúp đỡ người, giúp đỡ muôn loài, không làm tổn hại đến ai đó, đên muôn loài, đến cây cỏ môi trường xung quanh, không khoe khoang, hoàn thành công việc với trách nhiệm cao nhất, không sát sinh, biết khích lệ tinh thần yêu thương, đoàn kết, biết truyền dạy các giá trị đạọ đức cho các thế hệ trẻ, không tham, sân, hận, không lừa đảo, không tham ô, tham nhũng, không nói to, không hút thuốc, không rượu chè, không nghiện ngập, vvv.

Tai sao cần sống có đạo đức ?

Lý do đơn giản là sống không đúng với đạo đức, thì sẽ làm tổn thương đến ai đó, đến con vật nào đo, hay làm hại đến môi trường sống xung quanh, như vậy sẽ tạo nghiệp nặng. Đạo đức chính là nền tảng cho mọi gia đình, xã hội. Đạo đức gắn chặt với nhân quả, nên vi phạm đạo đức thì tạo ra nghiệp lực, ngược lại sống có đạo đức thì lại tạo đước phúc đức. Gia đình có nhiều người có đạo đức thì âm đức dong họ cũng sẽ rất lớn. Đất nước mà đại đa số người dân có đạo đức thì đất nước ấy sẽ thanh bình, phát triển và ổn định. Con đường đi đến giác ngộ viên mãn, bắt đầu bằng chính tu dưỡng đạo đức bản thân, giúp mọi người hiểu ra nguyên nhân của mọi khổ đau. Đạo đức chính là một phần của chữ ĐẠO mà Phật Tổ truyền bá cho hết thảy chúng sinh. Đây cũng là tấm gương để mỗi người tự hoàn thiện bản thân mình.

Rate this post

Bài viết liên quan