Những quy tắc trong Quy luật Nhân quả của nhân loại chính là những quy định, những điều luật mà mỗi người tu hành nơi nhân gian phải tuân thủ để hoàn thành việc cải tạo Trụ linh của Tuệ linh thành bộ lọc năng lượng. Nó bao gồm những quy tắc không được phép vi phạm và những quy tắc phải đạt được.
Những quy tắc gắn liền với bốn hình tướng Đạo đã được vị Tuệ linh đầu tiên truyền dạy cho con người và muông thú ở các cuộc tập kết xây dựng nhân loại. Vị Tuệ linh đầu tiên đã xây dựng được bộ quy tắc Quy luật Nhân quả hoàn chỉnh cho nhân loại dựa trên hai Chân lý với cơ chế phân tách, liên kết dây của hạt năng lượng. Điều này sẽ giúp cho Tuệ linh và con người tu hành ở nhân gian có khuôn mẫu đạo đức, con đường soi sáng để nhanh chóng hoàn thành việc cải tạo Trụ linh của Tuệ linh thành bộ lọc năng lượng.
Việc có những quy tắc không được phép vi phạm và những quy tắc phải đạt được là điều tuyệt vời, là luật công bằng cho mỗi Tuệ linh tu hành nơi nhân gian. Nó răn dạy cũng như thúc đẩy mỗi con người, mỗi Tuệ linh, mỗi muông thú phải có trách nhiệm, ý thức với những ý nghĩ và hành động trên con đường tu hành này.
Những quy tắc này đều là kết tinh của hai Chân lý với cơ chế phân tách, liên kết dây của hạt năng lượng. Do đó, nó không thiên vị hay kìm nén bất cứ bản thể Tuệ linh, con người hay muông thú nào. Nó là luật công bằng cho môi trường tu hành nơi nhân gian, là chỉ dẫn để các Tuệ linh và con người nhanh chóng cải tạo Trụ linh của mình thành bộ lọc năng lượng.
Những quy tắc không được phép vi phạm trong Quy luật Nhân quả của nhân loại
Bộ quy tắc không được phép vi phạm trong quy luật nhân quả khi con người tương tác với bốn hình tướng Đạo sẽ giúp cho mỗi con người giải mã và có trí tuệ thấu hiểu về khổ đau cũng như độc Tâm của mình. Tiếp đến là mỗi người thực hành kiểm soát và triệt tiêu độc Tâm trong tất cả các kịch bản tương tác với bốn hình tướng Đạo. Việc thấu hiểu để kiểm soát và triệt tiêu được độc Tâm sẽ giúp cho chúng ta thấu hiểu chính chúng ta cũng như tất cả con người, vạn vật, Tuệ linh trong quá trình tương tác đó.
1. Hình tướng Đạo lễ
Hình tướng Đạo lễ là mối quan hệ tương tác trong gia đình, dòng họ, giữa vợ chồng, con cái, anh em, cha mẹ, tổ tiên, người sống với người đã mất. Đó là:
- Con người không được phép bất hiếu với tổ tiên loài người: phỉ báng, chửi rủa Thiên Địa, xúc phạm những người có công xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Con cháu không được phép bất hiếu với tổ tiên: chửi rủa, phá mồ mả, đập phá nơi thờ tự và tri ân gia tiên.
- Con cái không được phép bất hiếu, bất nhân với cha mẹ: chửi rủa, chà đạp, đánh đập, bỏ mặc, giết hại cha mẹ và người nuôi dưỡng.
- Vợ chồng không được phép bất nghĩa, bất nhân: ngoại tình, thông dâm, tà dâm, đánh đập, chà đạp nhân phẩm của nhau, bỏ nhau, giết hại nhau.
- Anh em không được phép bất nghĩa, bất nhân: tranh giành lợi ích, đánh đập, chà đạp, giết hại nhau.
- Cha mẹ không được phép bất nghĩa, bất nhân với con cái: bỏ rơi con cái, giết hại con cái, chà đạp đánh đập con cái, dạy con cái làm điều ác hại người.
- Không được nạo phá thai
- Không được sống độc thân.
- Không được bỏ bố, bỏ mẹ, bỏ vợ, bỏ chồng, bỏ con cái để sống cuộc sống ích kỷ.
2. Hình tướng Đạo đời
Hình tướng Đạo đời là đối nhân xử thế, mưu sinh, lao động sản xuất, tương tác với vạn vật. Cụ thể:
- Không được sát sinh: giết hại muông thú, hành nghề sát sinh.
- Không được thông dâm, tà dâm: khi đã lập gia đình và đang chung sống với nhau dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc gia thì không được phản bội lại vợ chồng mà đi lấy thêm vợ, chồng hoặc thông dâm với người khác; không được hiếp dâm, không được lạm dụng tình cảm của người khác để thỏa mãn dục vọng.
- Không được chửi rủa, chà đạp nhân phẩm người khác, không được đánh đập người khác.
- Không được giết hại người khác và giết hại chính mình.
- Không được buôn người: trẻ em, phụ nữ, nô lệ.
- Không được hành nghề mại dâm.
- Không được dối trên lừa dưới, không được lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Không được trộm cắp, cướp của.
- Không được phép sản xuất buôn bán những thứ gây tổn hại cho con người và muông thú, không được buôn bán và sản xuất những thứ mà pháp luật quốc gia không cho phép.
- Không được lười lao động.
- Người chủ lao động không được bóc lột sức lao động của người lao động, không được chửi rủa, không được chà đạp nhân phẩm, không được đánh đập và giết hại người lao động.
3. Hình tướng Đạo đường
Hình tướng Đạo đường là con đường truyền dạy tri thức, trí tuệ của người thầy đối với người trò. Cụ thể:
- Học trò không được phép bất kính, bất nhân với thầy: chửi rủa, chà đạp nhân phẩm, đánh đập, giết hại thầy.
- Các học trò, các môn sinh không được gây mất đoàn kết, không được hãm hại nhau, không được chia rẽ xung đột.
- Các môn sinh không được nói dối nhau, không được nói dối thầy.
- Thầy không được phép bất nhân, bất nghĩa với trò: chửi rủa, chà đạp nhân phẩm, đánh đập, giết hại trò, dạy trò làm những điều ác, truyền dạy cho học trò đi ngược nhân quả vạn vật.
- Thầy không được phép lợi dụng học trò để thỏa mãn ái dục và tà dâm.
- Không được dùng tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo để lừa đảo hại người, trục lợi về mình, phá hủy giá trị đạo đức nhân văn của dân tộc và nhân loại.
- Không được hành nghề mê tín dị đoan, bói toán, cúng cầu đi ngược Quy luật Nhân quả.
- Không được tuyên truyền những mê tín dị đoan, những hệ tư tưởng tiêu cực, hệ tư tưởng cúng bái cầu xin, hệ tư tưởng đi ngược Quy luật Nhân quả.
- Không được kích động, xung đột tôn giáo, không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền giáo lý sai khiến cho con người đánh mất giá trị đạo đức nhân văn tốt, khiến cho nhân loại u mê mà lừa hại hoại diệt lẫn nhau.
4. Hình tướng Đạo Đế vương
Hình tướng Đạo Đế vương là mối quan hệ giữa những người lãnh đạo quốc gia và dân chúng đối với quốc gia dân tộc. Trong đó, dân tộc, lãnh thổ là chủ; vua quan, lãnh đạo và nhân dân là bề tôi. Cụ thể:
- Vua, quan không được phép bất trung với quốc gia, dân tộc: kích động chiến tranh, đi chiến tranh xâm lược, tham ô tham nhũng, bán nước hại dân, đàn áp giết hại dân chúng, để người dân đói nghèo dịch bệnh.
- Người dân không được phép bất trung với quốc gia: lười lao động, hành nghề mê tín dị đoan, xúi giục kích động phản động chia rẽ dân tộc, phản bội Tổ quốc, chạy trốn khi quốc gia lâm nguy.
Những quy tắc không được phép vi phạm trong bốn biểu hiện hình tướng Đạo chính là luật Nhân quả. Luật Nhân quả là luật công bằng, là sự phản chiếu lại nghiệp ác của chúng sinh đã tạo ra. Nếu chúng sinh nào vi phạm vào những quy tắc của bốn biểu hiện hình tướng Đạo thì sẽ phải chịu quả nghiệp ở nhiều kiếp sau, thậm chí sẽ phải chịu quả nghiệp nhãn tiền trước mắt, và sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh sẽ phải đọa vào các cửa ngục ngã quỷ.
Vị Tuệ linh đầu tiên đã xây dựng bộ quy tắc không được phép vi phạm trong bốn hình tướng Đạo, còn gọi là nhân quả là để giúp con người và Tuệ linh nhận diện và triệt bỏ được độc tâm, cũng như không thực hành con đường chuyển sinh phân rã hoại diệt. Nếu con người và Tuệ linh vi phạm vào tức là sản sinh năng lượng âm, đó là con đường chuyển sinh theo hướng hoại diệt Tuệ linh.
II. Những quy tắc phải đạt được trong Quy luật
Nhân quả của nhân loại
Bộ quy tắc phải làm được trong tương tác của mỗi con người với bốn hình tướng Đạo sẽ giúp cho mỗi con người mã hóa và có trí tuệ thấu hiểu về phương pháp diệt khổ cũng như thiện Tâm của mình. Tiếp đến là mỗi người thực hành kích hoạt thiện Tâm trong tất cả các kịch bản tương tác với bốn hình tướng Đạo. Việc thấu hiểu để kích hoạt được thiện Tâm sẽ giúp cho chúng ta chuyển hóa được Trụ linh thành bộ lọc năng lượng.
1. Hình tướng Đạo lễ
Hình tướng Đạo lễ là mối quan hệ tương tác trong gia đình, dòng họ, giữa vợ chồng, con cái, anh em, cha mẹ, tổ tiên, người sống với người đã mất. Đó là:
- Con người phải thấu hiểu Thiên Địa, thấu hiểu về vị Tuệ linh đầu tiên là Người Cha vĩ đại của Vũ trụ, Tuệ linh và con người. Do đó phải tri ân đối với Thiên Địa.
- Con cháu phải tưởng nhớ, tri ân với những vị anh hùng dân tộc đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phải tưởng nhớ và tri ân với cha ông đã hy sinh thân xác để xây dựng và bảo vệ quốc gia mình đang sinh sống.
- Con cái phải báo hiếu cha mẹ: phụng dưỡng, chăm sóc, thậm chí hy sinh thân xác để bảo vệ cha mẹ.
- Vợ chồng phải chung thủy tuyệt đối: yêu thương nhau, hy sinh vì nhau.
- Anh em phải nghĩa tình viên mãn: đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
- Cha mẹ phải trả nghĩa con cái: dạy con cái thành người tốt, thấu hiểu đạo lý làm người, hy sinh vì con cái.
- Phải kết hôn lập gia đình và chăm sóc gia đình hạnh phúc để duy trì phát triển nhân loại.
2. Hình tướng Đạo đời
Hình tướng Đạo đời là đối nhân xử thế, mưu sinh, lao động sản xuất, tương tác với vạn vật. Cụ thể:
- Phải thương yêu muông thú, bảo vệ muông thú, cứu giúp muông thú và vạn vật, bảo vệ thiên nhiên.
- Phải tôn trọng những người khác giới, giữ các mỗi quan hệ khác giới trong sáng.
- Phải giúp đỡ người khó khăn, khổ đau, hoạn nạn, nghèo khó.
- Phải hy sinh lợi ích của mình để bảo vệ nhân loại, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại.
- Phải sống có nghĩa tình, phải giữ chữ tín đối với
- Phải quan tâm chăm sóc người già, trẻ em, phụ nữ.
- Kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ pháp luật quốc gia và phải mang lại được lợi ích cho mọi người.
- Phải chăm chỉ lao động, hăng say lao động sản xuất.
- Người chủ lao động phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ người lao động.
3. Hình tướng Đạo đường
Hình tướng Đạo đường là con đường truyền dạy tri thức, trí tuệ của người thầy đối với người trò. Cụ thể:
- Học trò phải kính trọng thầy dạy.
- Các học trò, các môn sinh phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.
- Các môn sinh phải nói lời thật tâm, phải chia sẻ thật.
- Thầy phải yêu thương trò và phải truyền dạy cho trò thấu hiểu đạo lý làm người để cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.
- Thầy phải tôn trọng phẩm hạnh của học trò, tôn trọng và giữ gìn mối quan hệ trong sáng.
- Phải tôn tạo và bảo tồn những giá trị trong sáng của tín ngưỡng văn hóa, của các dòng đạo.
- Phải bài trừ mê tín, u mê lạc lối trong các tín ngưỡng, trong các tôn giáo bởi sự cúng cầu trái Quy luật Nhân quả.
- Phải thấu hiểu Thiên – Địa – Nhân, thấu hiểu Người Cha vĩ đại của Tuệ linh, con người. Phải thấu hiểu các dòng đạo đều là con dân của Ngài, do đó nhân loại phải đoàn kết, đoàn kết tôn giáo để cùng nhau cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.
- Thầy và trò phải phổ độ và truyền dạy những tri thức chuẩn mực của hai Chân lý để nhân loại cùng đón nhận và thực hành cải tạo Trụ linh cho Tuệ linh.
4. Hình tướng Đạo Đế vương
Hình tướng Đạo Đế vương là mối quan hệ giữa những người lãnh đạo quốc gia và dân chúng đối với quốc gia dân tộc. Trong đó, dân tộc, lãnh thổ là chủ; vua quan lãnh đạo và nhân dân là bề tôi. Cụ thể:
- Vua, quan phải xây dựng được quốc thái dân an, đời sống nhân dân ấm no, hòa bình, hạnh phúc, phải hy sinh lợi ích của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích của dân tộc.
- Người dân phải đoàn kết dân tộc, hăng say lao động sản xuất, hy sinh trí tuệ và thân xác để bảo vệ dân tộc, phát triển quốc gia ngày càng cường thịnh.
- Phải đoàn kết nhân loại, phải bài trừ sự kích động dân tộc, bài trừ chiến tranh.
Những quy tắc phải làm được trong bốn biểu hiện hình tướng Đạo chính là luật giác ngộ. Thực hành được luật giác ngộ chính là thực hành được cơ chế phân tách và liên kết hạt năng lượng bền vững cho Tâm. Khi Trụ linh phân tách ra vô số những hạt năng lượng của sự hi sinh và cống hiến thì trong tương lai, trong các kiếp sau sẽ được liên kết lại để kế thừa thành tựu và tiếp tục hành trình chuyển sinh bền vững.
Những quy tắc phải làm được trong bốn hình tướng Đạo chính là để giúp con người và Tuệ linh mã hóa được thông tin chân thật và kích hoạt thiện Tâm. Nếu vị Tuệ linh đầu tiên không xây dựng thành bộ quy tắc cũng như gọi là luật giác ngộ thì con người và Tuệ linh sẽ không thể tìm ra con đường siêu việt nhất để cải tạo Trụ linh thành bộ lọc năng lượng.
Như vậy, bộ quy tắc không được phép vi phạm và bộ quy tắc phải thực hiện được của con người và Tuệ linh trong tất cả các kịch bản tương tác trong bốn hình tướng Đạo chính là con đường chuyển hóa Trụ linh thành bộ lọc năng lượng. Con đường này được bảo vệ bởi những quy tắc kiểm soát độc tâm và lực đẩy để nhanh tới đích là những quy tắc phải làm được. Có thể nói, hai bộ quy tắc này chính là sự cứu giúp Tuệ linh, con người, đó là động lực để Tuệ linh và con người nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ tu học ở nhân gian để trở về bảo vệ và phát triển bền vững trong và ngoài Vũ trụ.
III. Những quy tắc phải đạt được trong Quy luật
Nhân quả để đắc Đạo Giác Ngộ viên mãn
Những quy tắc không được phép vi phạm và phải đạt được gắn liền với bốn biểu hiện hình tướng Đạo chính là khuôn mẫu đạo đức phải xây dựng được của mỗi con người. Đó là nền móng cho việc thành đạo, cho việc cải tạo được bộ lọc năng lượng viên mãn.
Tuy nhiên, cuộc sống nhân sinh đầy rẫy mê lầm với những quy tắc bị vi phạm và chưa đạt được. Đó chính là rào cản chướng ngại vô cùng lớn để chúng sinh đạt được tới đích của con đường tu hành nơi nhân gian.
Vậy làm gì để gỡ đi được những khiếm khuyết và chướng ngại đó? Đó là thực hiện những quy tắc phải đạt được trong Quy luật Nhân quả để đắc Đạo Giác Ngộ viên mãn. Làm được những quy tắc này sẽ hóa giải được những nghiệp ác đã tạo trong vô lượng kiếp, sẽ giúp cấu tạo lại Trụ linh trong Tuệ linh một cách kỳ diệu chỉ trong một kiếp người. Đó là con đường kỳ diệu để thành đạo nhanh nhất, để trở thành vĩ nhân của nhân loại và Vũ trụ.
Những quy tắc đó bao gồm:
- Dừng ngay lập tức và không tái diễn lại việc vi phạm những quy tắc không được phép vi phạm trong bốn biểu hiện hình tướng Đạo.
- Phải tiếp tục thực hiện những quy tắc phải làm được trong bốn biểu hiện hình tướng Đạo.
- Thấu hiểu triệt để hai Chân lý, Quy luật Nhân quả, cơ chế phân tách liên kết hạt năng lượng, các học thuyết, cơ chế, bản chất vận hành của vạn vật trong và ngoài Vũ trụ.
- Phổ độ đến hết thảy chúng sinh, Tuệ linh và con người (người đang sống, linh hồn muông thú, linh hồn sau khi thoát tục, Tuệ linh). Đây là quy tắc vàng, là chìa khóa để hóa giải hết thảy nghiệp ác vô lượng kiếp, là chìa khóa để đắc đạo. Việc thuyết giảng về Quy luật Nhân quả, hai Chân lý, Bát Không Hoàn Đạo, cội nguồn nhân loại, con đường để đắc đạo đến hết thảy mọi người chính là phân tách, liên kết đa cấp đa hạt năng lượng trong Quy luật Nhân quả để cấu tạo Trụ linh nhanh nhất.
Sẽ không có quy tắc nào là chỉ ngồi chơi để chờ đợi thành quả. Quy tắc phổ độ chính là dùng tri thức, hệ tư tưởng, phương pháp tu tập tích cực nhất để thúc đẩy lan tỏa giá trị đạo đức đến nhanh nhất với hết thảy Tuệ linh và con người. Quy tắc phổ độ sẽ giúp chuyển hóa hết tất cả các hạt năng lượng của nghiệp ác thành những hạt năng lượng của phước báo. Do đó, quy tắc này chính là chìa khóa cho việc hóa giải nghiệp ác và vượt qua được hết tất cả những điều trong quy tắc phải làm nếu chưa hoàn thành.
Như vậy, những quy tắc trong Quy luật Nhân quả của nhân loại có 3 cấp độ. Cấp độ thấp nhất là không vi phạm bốn hình tướng Đạo để không bị nghiệp ác hoại diệt bản thể Tuệ linh. Cấp độ cao hơn là phải hoàn thành, đạt được những quy tắc trong bốn hình tướng Đạo để tiến nhanh tới đích con đường tu hành nơi nhân gian. Cấp độ cao nhất chính là Phổ độ, đó là truyền dạy tri thức đúng đắn theo quy luật tự nhiên bởi cơ chế vận hành tới hết thảy Tuệ linh và con người. Cấp độ cao nhất chính là khó nhất, vì nó đòi hỏi sự hy sinh của bản thể con người đối với chúng sinh, Tuệ linh và con người lớn nhất. Sự hy sinh cao cả sẽ mang lại thành tựu vô lượng nhất, đó chính là kết quả của quá trình gieo duyên và hành động.
***************